Mục lục
Bất động sản Long An gần đây có xu hướng tăng trưởng vì hạ tầng ngày càng hoàn thiện và có vị trí vệ tinh TP.HCM. Các quy hoạch hạ tầng tại đây hiện nay ra sao, có tác động như thế nào đến thị trường bất động sản Long An?
Bất động sản Long An – Đề xuất mở rộng TPHCM về phía Long An
Theo đề xuất của GS.KTS Trần Ngọc Chính – Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam, trước sự gia tăng dân số và những thách thức trong phát triển đô thị mà Tp.HCM đang gặp phải, Tp.HCM nên mở rộng thêm địa giới hành chính về phía tỉnh Long An.
Tại Hội thảo khoa học chuyên đề “Quản lý đô thị trên địa bàn Tp.HCM: thực trạng, vấn đề và giải pháp” do Thành ủy Tp.HCM phối hợp với Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức vừa diễn ra chiều 11/10, GS.KTS Trần Ngọc Chính cho rằng, Tp.HCM là đô thị đặc biệt, đô thị lớn của Việt Nam, có ý nghĩa rất quan trọng đối với quốc tế và khu vực Đông Nam Á. Chính vì vậy, cần có giải pháp nghiên cứu làm sao để Tp.HCM xứng đáng là đô thị mang tầm quốc tế.
Cụ thể, cần gắn Tp.HCM vào nghiên cứu quy hoạch vùng để gắn kết với nhau. Phát triển hệ thống giao thông công cộng tốt nhất để tạo thuận lợi cho việc di chuyển của người dân.
Để quản lý sự phát triển của Tp.HCM, đặc biệt là vấn đề giao thông thì hạ tầng kinh tế, hạ tầng xã hội cần liên kết vùng, phát triển vùng Tp.HCM. Đồng thời, mở rộng không gian quy hoạch để tạo động lực phát triển cho Tp.HCM.
GS.KTS Trần Ngọc Chính đề xuất 2 phương án mở rộng Tp.HCM về phía Long An
- Phương án thứ nhất là chủ yếu mở rộng về phía tỉnh Long An, lấy sông Vàm Cỏ Đông làm ranh giới tự nhiên bao gồm các huyện Cần Giuộc, Cần Đước và một phần huyện Bến Lức.
- Phương án thứ hai là vẫn mở rộng về phía tỉnh Long An, lấy sông Vàm Cỏ Đông làm ranh giới tự nhiên, bao gồm các huyện Đức Hòa, Cần Giuộc, nhưng lấy thêm huyện Cần Đước và một phần huyện Bến Lức.
Sau khi mở rộng địa giới hành chính, Tp.HCM phát triển theo mô hình tập trung đa cực, khu vực trung tâm là khu nội thành với bán kính 15km và 4 cực phát triển. Trong đó, 3 hướng chính là hướng Đông; hướng Nam; hướng Tây – Tây Nam (vùng đất dự kiến mở rộng) và hướng phụ là hướng Tây – Bắc.
Theo Bí thư Thành ủy Tp.HCM Nguyễn Thiện Nhân, về quy hoạch tổng thể Tp.HCM, có quy hoạch đô thị khu vực trung tâm, khu vực vệ tinh, giao thông liên kết vùng. Ban đầu, đô thị Tp.HCM được phát triển theo hướng Đông Bắc là chính; Nam là hướng phụ. Đến năm 1998, phát triển thêm hướng Nam, Đông Nam là chính, Tây Bắc và hướng Tây là phụ.

“Vấn đề này cần xem xét lại vì trong đô thị gắn với xây nhà thường xây nhà trên vùng đất cao, tránh xây nhà vùng đất thấp. Trong khi đó, vùng phía Nam thành phố là vùng đất thấp, nên việc xây dựng ở phía Nam phải có mật độ vừa phải, phải giữ cho được vùng đất trũng, giữ vùng sinh quyển Cần Giờ”, Bí thư Nhân nhấn mạnh.
Còn đối với việc giải quyết mâu thuẫn bài toán dân số tăng nhanh nhưng hạ tầng kỹ thuật không đáp ứng kịp, Bí thư Nhân cho rằng, trong quy hoạch phải có cơ chế phối hợp vùng nhằm giúp các vùng phát triển nhanh hơn, thu nhập cao hơn để giảm áp lực dân số từ các vùng trở về Tp.HCM giảm. Cùng với đó, Tp.HCM phải thực hiện chức năng việc chuyển giao ứng dụng công nghệ cho các vùng.
Bất động sản Long An phát triển: Lợi thế từ hạ tầng
Quốc lộ N2
Để tận dụng những ưu thế mà cao tốc TP.HCM – Trung lương và Quốc 1A mở rộng mang lại, Long An cũng đã hoàn thành dự án Quốc lộ N2 đoạn Đức Hoà – Mỹ An. Đây là tuyến giao thông quan trọng đối với kinh tế Long An vì có sự kết nối trực tiếp với TP.HCM – đầu tàu kinh tế cả nước. Thời gian và chi phí vận chuyển người, hàng hoá giữa 2 vùng được rút ngắn và thuận lợi hơn. Bất động sản Long An phân khúc đất nền tại huyện Đức Hoà và xã Mỹ An cũng tăng giá nhờ dự án này.
Dự án BOT nâng cấp mở rộng ĐT 830
Dự kiến đến quý 3/2019, đường tỉnh 830 đoạn nối từ đường Nguyễn Trung Trực (thị trấn Bến Lức, huyện Bến Lức, Long An) đến Cảng Quốc tế Long An (xã Tân Tập, huyện Cần Giuộc) sẽ hoàn thành việc xây mới, mở rộng lên 4 làn và chính thức thông xe. Tuyến đường có chiều dài 31km và có vị trí quan trọng đối với giao thông nội tỉnh. Khu vực này cũng sẽ nâng cấp hàng chục cầu sắt đã xuống cấp thành cầu bê-tông nhằm đáp ứng lượng xe cộ đi từ Cảng Quốc tế Long An (phía Đông) về các khu, cụm công nghiệp (phía Tây). Đây là dự án quy mô lớn, tạo cú hích mạnh mẽ cho bất động sản Long An gần ĐT 830 được đầu tư và tăng giá dần.
Cao tốc Bến Lức – Long Thành
Cao tốc Bến Lức – Long Thành cũng đang được thi công nhằm kết nối giao thông 3 đầu cầu: huyện Bến Lức, Cần Giuộc (Long An) – huyện Bình Chánh, Cần Giờ (TP.HCM) – huyện Long Thành – Nhơn Trạch (Đồng Nai). Khi đưa vào hoạt động, các tỉnh miền Tây muốn tiếp cận Đông Nam Bộ không nhất thiết phải đi qua TP.HCM vốn quá tải giao thông mà đi thẳng đường cao tốc quốc lộ.
Đặc biệt, tuyến đường từ Long An đến Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ được rút ngắn tối ưu, tạo động lực cho kinh tế Long An tiệm cận với những tỉnh phát triển mạnh. Nhờ dự án này, nhiều bà con vùng Bến Lức, Cần Giuộc được đón cơn sốt bất động sản Long An khi có quá nhiều đại gia đến đầu tư đất nền quy mô lớn để xây dựng dự án.
Mở rộng đường Nguyễn Hữu Thọ – Nguyễn Văn Tạo (TP.HCM)
Khu đô thị – công nghiệp Long Hậu (Cần Giuộc, Long An) cũng thông thẳng với khu Nam Sài Gòn nhờ dự án mở rộng đường Nguyễn Hữu Thọ – Nguyễn Văn Tạo (TP.HCM) từ 4 làn lên 6 làn. Đặc biệt, tuyến này song song với Metro 4 kết nối quận 12 với chợ Bến Thành (quận 1, TP.HCM). Người dân Cần Giuộc nhờ đó có thể đi quận 12, Tân Bình, Phú Nhuận, quận 1, quận 4, quận 7 và Khu Đô thị cảng Hiệp Phước một cách nhanh chóng, thuận lợi và tiết kiệm. Nhờ đó, bất động sản Long An tại Khu đô thị Long Hậu cũng tăng giá nhẹ.
Mở rộng đường Lê Văn Lương (Quận 7, TP.HCM)
Ngoài dự án Nguyễn Hữu Thọ – Nguyễn Văn Tạo, huyện Cần Giuộc (Long An) cũng sẽ có thêm một tuyến đường nối thẳng quận 7 (TP.HCM) là đường Lê Văn Lương mở rộng 30m. Đồng thời, Quốc Lộ 22, Tỉnh lộ 824 và Tỉnh lộ 9 cũng được nâng cấp, mở rộng đi ngang huyện Đức Hoà, Cần Giuộc. Bất động sản Long An khu vực Cần Giuộc cũng vì thế mà tăng trưởng đáng kể.
Mở rộng TPHCM về phía Long An: Nhiều dự án đón đầu
Có lẽ đề xuất mở rộng vùng đô thị trên vẫn còn nhiều thời gian để bàn tính, tuy nhiên, ở góc độ thực tế cho thấy, trong những năm qua, thị trường bất động sản phía Nam đã chứng kiến làn sóng giãn dân đô thị từ TP.HCM sang các địa phương lân cận TP.HCM như Bình Dương, Đồng Nai, Long An khá mạnh mẽ. Trong đó, Bình Dương và Đồng Nai có vẻ như đi trước một bước, Long An đi sau nhưng đang trở thành tâm điểm nhận được sự chú ý đặc biệt của cả thị trường phía Nam nhờ lợi thế giá còn “mềm” chính sách phát triển hạ tầng ngày càng đồng bộ.
Đặc biệt, nắm bắt trước việc hệ thống hạ tầng giao thông đang được đầu tư khép kín, từ 2 năm trở lại đây Long An đón nhận làn sóng đầu tư mạnh mẽ từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước như Cát Tường Group. Trần An Group, Tập đoàn Nam Long, Vingroup, Phú An Thạnh, Tập đoàn Quốc tế Năm Sao…